7 bộ phim lập trình viên nhất định không thể bỏ qua
Những bộ phim dành cho lập trình viên là để rèn luyện tư duy và giúp họ có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới lập trình rộng lớn. Những bộ phim nào lập trình viên nhất định phải xem ?
Phim ảnh không chỉ để giải trí mà còn là một trong những phương pháp giúp chúng ta trau dồi kiến thức. Điều này càng không ngoại lệ với các lập trình viên.
Danh sách dưới đây là 07 bộ phim lập trình viên không thể bỏ qua. Cùng khám phá ngay nhé!
TOp 1 bộ phim dành cho lập trình viên: Mật mã gốc (tên tiếng Anh: Source Code)
Là một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng của Mỹ sản xuất năm 2011, đạo diễn bởi Duncan Jones, kịch bản bởi Ben Ripley, với sự tham gia diễn xuất của Jake Gyllenhaal, Michelle Monaghan, Vera Farmiga, và Jeffrey Wright.
Mật mã gốc được các nhà phê bình đánh giá cao. Là một bộ phim thành công về lợi nhuận, thu về 147 triệu đôla trên toàn thế giới.
Nội dung:
Nhân vật chính của phim là Đại úy Colter Stevens (Jake Gyllenhaal) chợt tỉnh dậy trong một chuyến xe lửa tốc hành chạy vào thành phố Chicago trong một cơ thể hoàn toàn xa lạ. Trước đó, anh nhớ mình vẫn đang ở chiến trường Afghanistan. Trên tàu, anh gặp cô gái trẻ xinh đẹp Christina (Michelle Moynaghan) và biết được tên người đàn ông mà mình thâm nhập vào cơ thể là Sean. Trong vòng 8 phút sau đó, một quả bom được cất giấu trên tàu, phát nổ và giết chết tất cả hành khách. Sau đó, Colter khám phá ra rằng mình là một phần của nhiệm vụ truy tìm kẻ đánh bom tàu điện ngầm ở Chicago.
Anh tham gia một cuộc thử nghiệm của chính phủ, gọi là “Source Code”. Chương trình này cho phép đưa người trở lại hiện trường xảy ra một biến cố quan trọng nào đó để dựng lại những dữ kiện, giúp nhà chức trách lùng bắt thủ phạm của những vụ khủng bố hàng loạt. Được đưa vào một thực tại giả lập những phút cuối cùng của chuyến tàu trước khi quả bom phát nổ, Colter chỉ có 8 phút để tìm ra kẻ khủng bố trên tàu, trước khi bị đẩy lại về phòng thí nghiệm. Thủ phạm có thể là bất kỳ ai trên các toa xe. Thời gian mỗi lúc một cạn kiệt, một vụ khủng bố khác sắp diễn ra trong thành phố và sẽ làm hàng nghìn người vô tội thiệt mạng. Khi sự việc không diễn ra như kế hoạch, Colter buộc phải làm trái với chỉ thị của cấp trên.
Mạng xã hội (tên tiếng anh: The Social Network)
Mạng Xã hội là một bộ phim tâm lý do Mỹ sản xuất năm 2010, nói về sự hình thành của mạng xã hội Facebook. Kịch bản được viết bởi biên kịch Aaron Sorkin dựa trên quyển sách The Accidental Billionaires của Ben Mezrich và đạo diễn bởi David Fincher, với sự tham gia diễn xuất của Jesse Eisenberg trong vai Mark Zuckerberg, cùng với Andrew Garfield và Justin Timberlake. Dù bị chỉ trích là thiếu chính xác về cá nhân Mark Zuckerberg cũng như quá trình thành lập Facebook, bộ phim được đánh giá rất cao về mọi mặt: đạo diễn, diễn xuất, dựng phim và đặc biệt là kịch bản. Bộ phim đã giành giải cho phim hay nhất ở thể loại Drama và giải đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản hay nhất, và âm nhạc hay nhất tại lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 68. Ở giải Oscar lần thứ 83, phim giành ba giải Biên kịch, Dựng phim và Nhạc nền xuất sắc nhất.
Nội dung:
Chuyện phim The Social Network nói về quá trình hình thành ý tưởng thành lập nên facebook của một sinh viên Harvard tên là Mark Zuckerberg (Jesse Eisenberg đóng). Sau Khi bị bạn gái chia tay, anh lên ý tưởng thành lập Facemash, một trang mạng giúp mọi người xếp hạng các hot girl trong trường. Trang này nhanh chóng thu hút được 4.000 người tham gia và chia sẻ thông tin của họ. Sau đó, anh em sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss (đều do Armie Hammer đóng) mời Mark làm lập trình viên cho một trang web có tên Harvard Connection, dành riêng cho những ai sở hữu email “cao cấp” @harvard.edu. Dựa trên ý tưởng của anh em sinh đôi kia và khả năng lập trình của mình, Mark trình bày ý tưởng thành lập Facebook với bạn thân là Eduardo Saverin (Andrew Garfield đóng) và được anh này hỗ trợ để đưa facebook lan rộng ra đến với nhiều người dùng. Nhiều điều xảy ra sau đó, làm mạch phim xen kẽ bởi hai cuộc điều trần chống lại Mark. Một của anh em Winklevoss kiện Mark ăn cắp ý tưởng, một của Eduardo đòi lại quyền sở hữu Facebook. Bộ phim đã khắc họa phần nào cho chúng ta biết về chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg những năm 19 tuổi và hé lộ nhiều sự thật bất ngờ về facebook mà bạn nên xem.
Thung lũng Silicon (tên tiếng Anh: Silicon Valley)
Thung lũng Silicon là phần phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ. Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên hoán dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao (high tech) trong khu vực.
Silicon Valley bao gồm bộ phận phía bắc của thung lũng Santa Clara và một số cộng đồng kế cận của miền nam bán đảo Bán đảo San Francisco cùng Vịnh Đông. Địa phận của nó kéo dài ước chừng từ Menlo Park (nằm trên bán đảo) và Fremont/Newark tại Vịnh Đông xuống thông qua San Jose, và điểm trung tâm của nó ước chừng là điểm Sunnyvale ở California. Đường 17 là hành lang thông qua dãy Santa Cruz vào đến Thung lũng Scotts và Santa Cruz, trong quận Santa Cruz, là con đường mà nhiều người cho rằng nó trực thuộc địa phận của Silicon Valley.
phim dành cho lập trình viên trở thành kinh điển: phim Ma trận (tên tiếng Anh: Matrix)
Ma trận là một bộ phim khoa học viễn tưởng, hành động Mỹ được sản xuất năm 1999 do Lana Wachowski và Lilly Wachowski đồng đạo diễn và hãng phim Warner Bros phát hành. Bộ phim đã khởi xướng trào lưu sử dụng một hiệu ứng hình ảnh mang tên bullet time (viên đạn thời gian) – cho phép người xem chứng kiến một hành động đang diễn ra ở tốc độ chậm trong khi máy quay dường như di chuyển xung quanh hiện trường ở tốc độ bình thường.
Song đề xã hội (tên tiếng Anh: The Social Dilemma)
Song đề xã hội là một bộ phim tài liệu chính kịch của Mỹ do Jeff Orlowski đạo diễn và Orlowski, Davis Coombe và Vickie Curtis viết kịch bản. Nó đi sâu vào cách thiết kế phương tiện truyền thông xã hội nhằm nuôi dưỡng cơn nghiện mạng xã hội, thao túng việc sử dụng nó trong chính trị và truyền bá các thuyết âm mưu. Bộ phim cũng xem xét vấn đề nghiêm trọng về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần (bao gồm sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và tỷ lệ tự tử vong gia tăng ở thanh thiếu niên).
Nội dung:
Phim có các cuộc phỏng vấn với nhiều cựu nhân viên, giám đốc điều hành và các chuyên gia khác từ các công ty công nghệ hàng đầu và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Google và Apple. Những người được phỏng vấn này cung cấp kinh nghiệm trực tiếp làm việc trong và xung quanh ngành công nghiệp công nghệ. Họ tuyên bố rằng các nền tảng truyền thông xã hội và các công ty công nghệ lớn đã là công cụ mang lại sự thay đổi tích cực cho xã hội. Các cuộc phỏng vấn này được trình bày cùng với các đoạn kịch có kịch bản về chứng nghiện mạng xã hội của một thanh thiếu niên và phần mở đầu về cách một thuật toán mạng xã hội được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.
The Social Dilemma được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance 2020 vào ngày 26 tháng 1 năm 2020 và được phát hành trên Netflix vào ngày 9 tháng 9 năm 2020. Bộ phim tài liệu đã được xem ở 38.000.000 ngôi nhà trong vòng 28 ngày đầu tiên phát hành
Người giải mã (tên tiếng Anh: The Imitation Game)
Người giải mã là bộ phim lịch sử, phóng tác từ truyện tài liệu Alan Turing: The Enigma của Andrew Hodges, đạo diễn bởi Morten Tyldum với sự tham gia diễn xuất của Benedict Cumberbatch, Keira Knightley, Matthew Goode, Rory Kinnear, Charles Dance và Mark Strong.
Phim kể về cuộc đời nhà toán học người Anh Alan Turing, người được xem là đã cứu hàng ngàn sinh mạng vô tội trong Thế chiến thứ 2 trước quân phát xít Đức. Tính tới tháng 4 năm 2015, phim thu về tới gần 228 triệu $ trên toàn cầu, so với vốn sản xuất ban đầu chỉ là 14 triệu $.
Tổ chức ủng hộ quyền công dân và vận động chính trị của cộng đồng đồng tính (LGBT) vinh danh The Imitation Game đã truyền tải câu chuyện về Turing đến đông đảo khán giả. Tuy nhiên, bộ phim bị phê bình vì một số điểm chưa phù hợp với sự kiện lịch sử, cũng như tính cách và các mối quan hệ của Turing trong thực tế.
Cuộc tấn công vĩ đại (tên tiếng Anh: The Great Hack)
The Great Hack là một bộ phim tài liệu năm 2019 về vụ bê bối dữ liệu Facebook – Cambridge Analytica, được sản xuất và đạo diễn bởi Jehane Noujaim và Karim Amer, cả hai đều từng được đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm (The Square, Control Room, Startup.com). Nhạc của phim được sáng tác bởi nhà soạn nhạc Gil Talmi từng được đề cử giải Emmy. The Great Hack được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance 2019 trong phần Công chiếu phim tài liệu và được Netflix phát hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2019.
Bộ phim tài liệu tập trung vào Giáo sư David Carroll của Parsons and The New School, Brittany Kaiser (cựu giám đốc phát triển kinh doanh của Cambridge Analytica), và nhà báo điều tra người Anh – Carole Cadwalladr. Câu chuyện của họ đan xen để phơi bày công việc của Cambridge Analytica trong chính trường của nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả chiến dịch Brexit của Vương quốc Anh và cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
Xem những bộ phim dành cho lập trình này để vừa học, vừa thư giãn và rèn luyện tư duy. Mong rằng bạn sẽ tận hưởng nhiều điều thú vị qua những bộ phim trên nhé!
Đừng bỏ lỡ Khóa học Lập trình Full-stack PHP tại TPHCM